Trong quá trình thẩm định M&A, doanh nghiệp cần chia sẻ một lượng lớn thông tin, bao gồm cả bí mật kinh doanh, điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin quan trọng nếu không có biện pháp bảo vệ chặt chẽ. Đặc biệt với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào bí quyết công nghệ, việc giữ an toàn cho các tài sản trí tuệ trong giai đoạn này là ưu tiên hàng đầu.
Dưới đây là 8 biện pháp bảo vệ hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể tham khảo
- Xác định và Bảo vệ tài sản thông tin: Xác định rõ những loại tài sản trên môi trường số của cá nhân, tổ chức và chủ động xây dựng cách thức bảo vệ
- Tiết lộ thông tin có chọn lọc: Giới hạn số lượng người tiếp cận và yêu cầu cam kết bảo mật từ từng người.
- Thiết lập quy trình xử lý và lưu trữ bí mật: Các tài liệu phải được bảo vệ bằng mật khẩu, dán nhãn rõ ràng và có lộ trình tiêu hủy cụ thể.
- Ký kết các thỏa thuận bảo mật (NDA) không chỉ với bên mua mà còn với tất cả các cá nhân được tiếp cận thông tin.
- Giới hạn quyền đăng ký sở hữu trí tuệ cho bên mua nhằm tránh các trường hợp lạm dụng thông tin.
- Thiết lập thời hạn bảo mật lâu dài: Quy định về tiêu hủy tài liệu sau khi không tiếp tục M&A.
- Xác minh lý do từ chối thương vụ M&A của bên mua nhằm giảm thiểu tranh chấp.
- Duy trì quy trình bảo vệ nội bộ: Mọi sơ hở trong quy trình đều có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp.
IMARU hỗ trợ tư vấn toàn diện và đưa ra các chiến lược bảo vệ tài sản trí tuệ trong các giao dịch M&A, giúp các doanh nghiệp Việt Nam an tâm trong việc bảo vệ bí mật kinh doanh. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp bạn bảo vệ tài sản cốt lõi trong từng giai đoạn thẩm định.
IMARU – Trợ lý địa phương tận tâm của bạn tại Việt Nam